TẦM NHÌN "ĐỊA-VĂN-CHÍNH-CÔNG-KINH"
QUYẾT ĐỊNH THÀNH CÔNG

I FORESEE TO WIN
NOTHING IS PERMANENT EXCEPT CHANGE

 Những khoản nợ xấu của khu vực doanh nghiệp nhà nước, mà rất có thể sẽ phải dùng ngân sách nhà nước để trả là “mầm mống” đe dọa tính bền vững của nợ công Việt Nam. 

1-Số liệu cho thấy, ước tính đến hết năm 2011, tổng nợ công của nước ta vào khoảng 58,7% GDP, trong đó nợ công nước ngoài là 31,1% và nợ công trong nước là 17,6% GDP. Chỉ tính riêng năm 2012, nghĩa vụ trả nợ lãi và gốc lên tới xấp xỉ 5,44 tỷ USD;

2-Cụ thể, khoản nợ nước ngoài của khu vực tư và doanh nghiệp nhà nước không được Chính phủ bảo lãnh chiếm 11,1% GDP. Nợ trong nước của khu vực doanh nghiệp nhà nước được ghi nhận trong Đề án tái cấu trúc doanh nghiệp của Bộ Tài chính cũng chiếm khoảng 16,5% GDP. Như vậy, theo khuyến cáo của Ngân hàng Thế giới và Quỹ Tiền tệ quốc tế, con số nợ công của Việt Nam đã vượt xa so với ngưỡng an toàn. Mặc dù nợ nước ngoài có thể được hưởng lãi suất thấp, nhưng nó lại tiềm ẩn đầy rủi ro do sự mất giá của đồng nội tệ khiến cho “gánh nợ” nước ngoài tăng lên theo tỷ giá.

3-Cùng với nợ nước ngoài, gánh nợ công trong nước cũng đang đè nặng lên cán cân tài khóa hàng năm. Cụ thể, tổng nợ công/thu ngân sách hiện nay đã vượt 220,6% thu ngân sách và nghĩa vụ nợ công/thu ngân sách cũng lớn tới 21,6%. Ước tính, trong giai đoạn 2012-2014, mỗi năm nước ta phải phát hành khoảng 100-120.000 tỷ đồng trái phiếu Chính phủ và trái phiếu Chính phủ bảo lãnh, tương đương hơn 15% tổng thu ngân sách chỉ để trả nợ gốc và thanh toán nợ lãi trong nước.

OTHER NEWS

Hiện nay, tiến trình cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) vẫn đang khá chật vật, chứa đựng nhiều khúc mắc, có thể là từ chủ trương “bảo toàn vốn nhà nước”, hay từ việc DNNN nắm giữ quỹ đất lớn, nhất là những mảnh đất ở vị trí đắc địa.

Read more
Read more