PV: - Trong khi đó báo cáo của Chính phủ gửi đến Quốc hội tính đến năm 2012, cho thấy khoản nợ vay từ các ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước là 402.955 tỷ đồng, tăng 2% so với năm 2011, tương ứng 1/3 tổng dư nợ của cả nền kinh tế. Tuy nhiên, doanh nghiệp nhà nước vẫn tiếp tục được cấp tín dụng nhiều hơn khối doanh nghiệp tư nhân và làm ăn thua lỗ sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe hệ thống ngân hàng và toàn nền kinh tế như thế nào?
TS Alan Phan:
- Tổ chức xếp hạng tín nhiệm Moody's còn từng công bố nợ xấu của Việt Nam ít nhất cũng phải 15%.
- Sau đó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã tuyên bố lại, nợ xấu của Việt Nam là 9% nhưng đã giảm mạnh.
- Hiện nay thể chế và chính sách đều dành ưu tiên cho doanh nghiệp nhà nước, tức là lấy nhà nước làm chủ thể và chủ động trong nền kinh tế. Khi đã nói như vậy thì đương nhiên mọi ưu tiên phải dành cho doanh nghiệp nhà nước.
-Song theo quan sát của tôi, trong lịch sử thế giới chưa từng có doanh nghiệp nhà nước nào hoạt động, quản lý có hiệu quả, tạo ra lợi nhuận, sáng tạo… tức là chưa có doanh nghiệp nhà nước nào thành công. Trong trường hợp Việt Nam nếu doanh nghiệp nhà nước nào thành công phải được ghi vào kỷ lục mới lập của lịch sử Guinness.
-Thực tế, việc bơm tín dụng cho doanh nghiệp nhà nước hiện nay giống như việc đổ tiền cho một người chuyên mang tiền đổ xuống sông.
- Tất cả ngân hàng đều do ngân hàng nhà nước chi phối chứ không hoạt động độc lập, do đó, mối quan hệ giữa doanh nghiệp nhà nước và ngân hàng hiện nay có thể tưởng tượng như 2 “đứa con” do nhà nước chỉ huy. Trường hợp sức khỏe của ngân hàng bị ảnh hưởng, dù có “yếu” đến mấy ngân hàng vẫn được NHNN đảm bảo để không bị đổ vỡ, sụp đổ.
Trong khi đó, các doanh nghiệp tư nhân càng ngày càng suy sụp vì thiếu mọi sự hổ trợ từ tài chánh đến thủ tục và chịu nhiều lệ phí, thuế…quá tải. Nền kinh tế không thể cất cánh được, đang từ từ đi xuống và những thực tại này rất rõ ràng với các doanh nghiệp, các nhà đầu tư nước ngoài và người tiêu dùng.