TẦM NHÌN "ĐỊA-VĂN-CHÍNH-CÔNG-KINH"
QUYẾT ĐỊNH THÀNH CÔNG

I FORESEE TO WIN
NOTHING IS PERMANENT EXCEPT CHANGE

1-Theo Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng (VAMC), tính đến giữa tháng 7/2015, VAMC đã mua hơn 60 nghìn tỷ đồng dư nợ gốc từ các tổ chức tín dụng (TCTD) và phát hành 46 nghìn tỷ đồng trái phiếu đặc biệt (TPĐB). Theo kế hoạch của cả năm 2015 là phát hành 80 nghìn tỷ đồng TPĐB mua nợ, thì đến nay VAMC đã hoàn thành hơn một nửa kế hoạch.

2-Tuy nhiên, lãnh đạo công ty này cho biết sẽ hoàn thành sớm kế hoạch mua nợ này vào ngày 15/9 tới. Với tốc độ xử lý này, mục tiêu mua về khoảng 200.000 tỷ đồng nợ xấu của VAMC trong năm nay (tính từ khi thành lập) gần như chắc chắn thực hiện được.

3-Nợ xấu ngoại bảng vẫn gây thiệt hại:

+Vậy liệu đã yên tâm với nợ xấu hay chưa? Theo TS. Nguyễn Tú Anh, Trưởng ban Chính sách kinh tế vĩ mô - Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (CIEM), tỷ lệ nợ xấu hiện đang được thống kê là nợ xấu nội bảng, còn lại nợ xấu ngoại bảng chính là nợ xấu mà VAMC đang giữ, chưa kể phần nợ được cơ cấu lại cũng khá lớn.

+ Nợ xấu dù là ngoại bảng nhưng bản chất vẫn là nợ xấu dù không được theo dõi trong hệ thống bảng cân đối của các ngân hàng. Trong khi đó, cơ chế xử lý nợ xấu với VAMC hiện nay chưa được giải quyết rốt ráo. Sự hạn chế về nguồn lực, tài lực, pháp lực khiến tổ chức này hầu như chưa xử lý nợ xấu được theo thông lệ thị trường.

Đối với nền kinh tế, nợ xấu ngoại bảng vẫn gây những tác động chưa tính hết. Theo TS Nguyễn Tú Anh, sau khi bán nợ cho VAMC, các ngân hàng vẫn phải trích lập dự phòng 20% mỗi năm để bù đắp dần cho số nợ xấu đó. Khoản chi phí này là một lý do khiến các ngân hàng khó có thể hạ lãi suất cho vay, khiến mức chênh lệch giữa lãi suất cho vay với lạm phát, với lãi suất huy động là khá lớn.

+Như vậy, vô hình chung, một phần chi phí xử lý nợ xấu đã rơi vào người gửi tiền và người vay tiền.

+ Bên cạnh đó, trích lập dự phòng cao cũng làm lợi nhuận của các ngân hàng thời gian qua giảm mạnh, khiến mức thuế nộp vào ngân sách giảm tương ứng.

4-Một quan ngại nữa về nợ xấu, theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới là : câu hỏi về quy mô thực tế của nợ xấu (tính theo thông lệ quốc tế) vẫn chưa được giải đáp.

5- Con số nợ xấu của một số ngân hàng yếu kém được tiết lộ gần đây khá gây sốc khi tỷ lệ này có lúc lên đến trên dưới 50%?!


OTHER NEWS

PS: NÓI VẬY CÓ NGHĨA LÀ:1-NƯỚC NÀO TỶ TRỌNG NÔNG NGHIỆP CÀNG CAO THÌ NSLĐ CÀNG THẤP?? 2-TẠI SAO NSLĐ TRONG NÔNG NGHIỆP CỦA VN LẠI THUA XA CÁC NƯỚC? 3-TẠI SAO NSLĐ CỦA CÁC QUAN CHỨC VN LẠI THUA XA CÁC NƯỚC? TẠM TRẢ LỜI MAI HỮU TÍN THẾ NÀY:1-CHÚ MÀY SAI VỀ PHƯƠNG […]

Read more

Trung Quốc đã có lịch sử “bóp méo” các số liệu về tăng trưởng kinh tế. Thậm chí đã có quan chức Trung Quốc khẳng định số liệu GDP là “do con người tạo ra và do đó không đáng tin cậy”.

Read more