1-Trần nợ công được Chính phủ và Quốc hội ấn định ở ngưỡng 65% GDP.
+ Tuy nhiên, hiện nợ công tính trên GDP của Việt Nam đã tiến đến gần tỷ lệ 60%, với mức tuyệt đối tính đến cuối năm 2014 là 110 tỷ USD, theo số liệu của Ngân hàng Thế giới (WB) công bố.
+ Với đà tăng này trong khi tăng trưởng kinh tế đã và sẽ chậm lại rõ rệt so với những thập kỷ trước thì chuyện nợ công Việt Nam chạm và vượt ngưỡng chỉ còn là vấn đề thời gian.
2-Tuy vậy, bản thân ngưỡng 65% là một điều cần bàn.
+ Cơ sở nào để ngưỡng này được chọn?
+ Tại sao không phải là một con số cao hơn, nếu suy từ trường hợp của nhiều nước phát triển có mức nợ công cao hơn nhiều GDP của họ (tức tỷ lệ nợ công/GDP vượt 100%)?
+ Ngược lại, tại sao không phải là một con số thấp hơn nhiều, nếu cứ suy từ những nước đang phát triển ngay trong khu vực như Indonesia, với mức nợ công chỉ khoảng 25%?
3-Nghịch lý nội tại và cũng là vòng luẩn quẩn ở chỗ:
+ Vì đầu tư kém hiệu quả nên càng phải đầu tư nhiều để mong đạt được mục tiêu tăng trưởng dẫn đến vay mượn càng nhiều.
+ Chẳng phải vô cớ mà hệ số ICOR (tỷ lệ vốn tăng lên để tạo thêm một đơn vị sản lượng) của Việt Nam thuộc hạng rất cao trong khu vực và trên thế giới, cho thấy mức độ kém hiệu quả của việc sử dụng vốn nói chung và vốn từ vay nợ công nói riêng.
+ Vay mượn nhiều thì mức trả nợ gốc và lãi càng lớn, dẫn đến phải vay nợ nhiều hơn nữa để đảo nợ, trả nợ, chứ chưa dám nói đến để bảo đảm nhu cầu vốn đầu tư.