TẦM NHÌN "ĐỊA-VĂN-CHÍNH-CÔNG-KINH"
QUYẾT ĐỊNH THÀNH CÔNG

I FORESEE TO WIN
NOTHING IS PERMANENT EXCEPT CHANGE

1-Với lộ trình vạch ra đến cuối tháng 9/2015 các tổ chức tín dụng phải đưa tỷ lệ nợ xấu về mức dưới 3% tổng tài sản có được phân loại, các ngân hàng cũng đang ráo riết xử lý nợ xấu bằng mọi hình thức từ bán nợ cho VAMC, sử dụng dự phòng rủi ro, thu hồi nợ… Và việc xử lý nợ xấu này đã thực hiện đến đâu, bao nhiêu nợ xấu có nguy cơ phải xóa nợ?

2-Nợ có khả năng mất vốn tăng mạnh:

+ Nhiều con đường xử lý nợ xấu đã được vẽ ra cho các ngân hàng, bằng mọi giá phải đưa tỷ lệ nợ xấu về dưới 3%. Tại đây các nhà băng cũng đang cấp tập xử lý khoản này nhưng nhìn chung tỷ lệ nợ xấu vẫn tăng khá mạnh so với đầu năm 2015.

+Trong đó, BIDV (BID) tăng mạnh nhất với tỷ lệ nợ xấu từ 2.03% lên 2.74%.

+ Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội (SHB) và Vietcombank (VCB) cũng tăng từ mức trên 2% lên gần 2.5% tại thời điểm giữa năm 2015.

+ Còn tại Ngân hàng An Bình (ABBank), tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ cho vay khách hàng đang cao ngất ngưỡng ở mức 4.57%.

+Đồng thời, BIDV cũng là ngân hàng có lượng nợ xấu cao nhất trong số các ngân hàng đã công bố, tăng vọt 57% lên hơn 14,200 tỷ đồng.

+ Nợ xấu tại VietinBank (CTG) và SHB cũng tăng không thua kém với hơn 40% lên lần lượt 6,980 tỷ và 2,945 tỷ đồng;

+ Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) tăng hơn 30% nợ xấu lên hơn 2,660 tỷ đồng.

+ Đặc biệt đáng báo động nhất là việc tăng mạnh nợ có khả năng mất vốn (nhóm 5) tại các ngân hàng: VPBank đang tăng khoản này mạnh nhất, cao gấp đôi đầu năm với gần 1,080 tỷ đồng. VietinBank cũng tăng nợ có khả năng mất vốn đến 88% lên hơn 3,900 tỷ và BIDV tăng 80% lên hơn 5,880 tỷ đồng.

OTHER NEWS

Read more

Những điểm sáng này không khỏa lấp được những tồn tại ở Sacombank. Kết thúc quý II/2016, Lợi nhuận sau thuế của ngân hàng chỉ đạt 147 tỷ đồng, giảm 455,4 tỷ đồng, tương đương 73% so với quý trước. Lũy kế 6 tháng đầu năm, Sacombank chỉ ghi nhận 309 tỷ đồng LNST, giảm […]

Read more