“GIÀU THÌ NÓ GHÉT.ĐÓI RÉT THÌ NÓ KHINH.THÔNG MINH THÌ NÓ TÌM CÁCH TIÊU DIỆT”-TÁO QUÂN 2016.
Trong “thế giới ngược” quan điểm của Mạnh Tử phải đổi là “Quân vi quý, xã tắc thứ chi, dân vi khinh”. Theo đó quan chức phải ở vị trí hàng đầu, đất nước chỉ là phụ và dân đen không cần đếm xỉa.
Các cấu trúc muốn bền vững thì chân đế phải rộng, kim tự tháp Ai Cập là một minh chứng sống động cho luận thuyêt này. Về mặt xã hội thì “dĩ dân vi bản” (lấy dân làm gốc) là phép trị quốc. Dân bao giờ cũng nhiều hơn quan, dân phải là gốc, là cái chân đế, quan chỉ là cái ngọn đó chính là cái thế bền vững muôn đời. Nếu lấy thiểu số quan chức làm gốc, còn đa số dân làm ngọn thì cũng như kim tự tháp lộn ngược, tuy có thể giữ được cân bằng nhưng theo nguyên lý Cơ học đó chỉ là trạng thái cân bằng phiếm định, một cơn gió thoảng qua cũng có thể làm tòa tháp bị lật.