TẦM NHÌN "ĐỊA-VĂN-CHÍNH-CÔNG-KINH"
QUYẾT ĐỊNH THÀNH CÔNG

I FORESEE TO WIN
NOTHING IS PERMANENT EXCEPT CHANGE

1-Khi còn sống, luật sư Ngô Bá Thành từng có một câu nói nổi tiếng: Ở VN có một rừng luật nhưng khi xét xử lại dùng luật rừng, để nói về sự phức tạp và tính tuân thủ kém của hệ thống pháp luật VN.

2- Gần đây nhất, tháng 6.2014, Bộ trưởng Tư pháp Hà Hùng Cường, khi trả lời chất vấn trước Quốc hội, cũng thừa nhận: Pháp luật VN phức tạp nhất thế giới.

+ Về vấn đề “quân hồi vô phèng này”, năm 2015

báo Tiền Phong

 

đã đưa tin: “Ngày 14/1, Bộ Tư pháp tổ chức hội nghị tổng kết năm 2015 liên quan đến hoạt động kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật. Theo ông Hà Hùng Cường – Bộ trưởng Tư pháp, trong năm 2015, toàn ngành đã xem xét 76.453 văn bản. Trong đó, đã xử lý 12.453 văn bản với các lỗi như hết hiệu lực, trái pháp luật, mâu thuẫn, chồng chéo hoặc không còn phù hợp với tình hình phát triển kinh tế – xã hội”.

+ Báo Đại Đoàn kết cũng viết: “Năm 2015, toàn ngành đã xem xét 76.453 văn bản  trong đó, đã xử lý hơn 12.400 văn bản với các lỗi như hết hiệu lực, trái pháp luật, mâu thuẫn, chồng chéo hoặc không còn phù hợp với tình hình phát triển kinh tế-xã hội.  Đây là những con số được Bộ Tư pháp công bố tại hội nghị hội nghị tổng kết năm mới đây”. 

+ Chỉ riêng thành phố HCM thì

báo Infonet

 

đưa tin: “Quá trình tự kiểm tra đối với văn bản do HĐND, UBND TP ban hành, sở Tư pháp , phòng Tư pháp cũng đã thực hiện kiểm tra 11.658 văn bản và phát hiện 1.157 văn bản trái pháp luật”!

Rất nhiều báo đảng của các ông ấy đã vạch toạc ra cái vô luật pháp của kẻ có quyền làm luật và bắt dân phải thi hành chỉ trong năm 2016 đã lên đến những con số kinh khủng như trên!

Ấy vậy mà mở đầu năm mới 2016, ông Bộ Công An lại tự tung tự tác ra ngay một cái đạo luật riêng và mới toe có tên 01/2016 (!) cho phép Cảnh sát giao thông được tịch thu các phương tiện giao thông, thông tin của cá nhân và tổ chức khi cần thiết, cấp bách… vv và vv!?

Vậy thì tại sao? Vì ai? Vì đâu? Vì cái gì mà tình trạng “vô luật pháp” này cứ tiếp tục tiến lên không ngừng?

Đã thế người ta còn cãi quanh cãi quẩn, giải thích quanh co, để hàng loạt nhà làm luật cũng phải lao đầu vào cái đống chữ nghĩa dài dòng tù mù, rậm rịt, bầy nhầy, rối bòng bong này mà tranh luận để rồi: AI CŨNG CÓ THỂ ĐÚNG VÀ AI CŨNG CÓ THỂ SAI! Lý do:

BẢN THÂN LUẬT PHÁP XỨ NÀY NÓ CHẲNG GIỐNG BẤT CỨ NƠI NÀO VÌ NÓ ĐƯỢC THẢO BỞI NHỮNG NGƯỜI CHẲNG HIỂU GÌ LUẬT PHÁP , MUỐN HIỂU THẾ NÀO MÀ CÓ LỢI CHO MÌNH THÌ CỨ THẾ MÀ LÀM !

Đây các cuộc tranh cãi mà ai cũng có lý vì hiểu chữ nghĩa, hiểu người ký có quyền ký hay không, và ai sẽ là người thừa hành… Tất cả đều tùy nghi, lộn tùng phèo hết! Tất cả đều do cái sự ngu thật hoặc, giả vờ ngu của những kẻ làm luật!

 

Báo Tiền Phong

 

đưa tin: “Trao đổi với PV Tiền Phong ngày 2/2, Thiếu tướng Trần Thế Quân, Phó Cục trưởng Cục Pháp TP chế và Cải cách hành chính tư pháp – Bộ Công an khẳng định, lực lượng CSGT muốn trưng dụng phương tiện giao thông và thông tin liên lạc phải có quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an”.

Như vậy, thông tư 01/2016 là do bộ trưởng Bộ Công An đã ký đàng hoàng chứ đâu có trái pháp luật? Trong khi đó hàng loạt luật sư, tất cả đều tốt nghiệp đại học luật lại nói:

 

“Luật sư Hằng Nga (Đoàn luật sư Hà Nội) cho rằng, đây là chế định xung đột và trái với hàng loạt hệ thống văn bản pháp lý hiện hành. Trước hết, đó là hành vi có nguy cơ xâm hại quyền sở hữu tài sản của công dân được Bộ luật Dân sự bảo vệ. Cụ thể, tại Điều 169 – Bảo vệ quyền sở hữu, Bộ luật Dân sự đã quy định quyền sở hữu của cá nhân, pháp nhân và chủ thể khác được pháp luật công nhận bảo vệ. Không ai có thể bị hạn chế, bị tước đoạt trái pháp luật đối với quyền sở hữu đối với tài sản của mình”. 

 

“Ở góc độ pháp lý khác, luật sư Vi Văn A (Trưởng văn phòng luật sư số 7, Đoàn Luật sư Hà Nội) cho hay: ‘Việc Thông tư 01 quy định quá nhiều quyền hạn cho CSGT không những xâm hại đến quyền sở hữu tài sản, còn có dấu hiệu xâm phạm đời tư, thư tín’. Ông A dẫn chứng, theo văn bản này, CSGT được trưng dụng tất cả thiết bị kỹ thuật, thông tin liên lạc của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Trong khi, tại Khoản 2, Điều 21, Hiến pháp năm 2013 quy định: Mọi người có quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác. Không ai được bóc mở, kiểm soát, thu giữ trái pháp luật. Nếu vi phạm nội dung này, có thể bị xem xét trách nhiệm hình sự theo Điều 125 Bộ luật Hình sự (Tội xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín của người khác), với mức hình phạt đến 2 năm tù.

Dù rất ngại đọc các thứ luật lệ  chẳng giống ai đầy “chữ” nhưng mịt mù, rối rắm về “nghĩa”, mình cũng phải cố tìm hiểu tí chút về cái “quyền trưng mua, trưng dụng” của cái nhà nước độc nhất vô nhị này. Thì ra nó thế này:

“Theo Điều 32 Hiến pháp năm 2013, chỉ trong trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh hoặc vì lợi ích quốc gia, tình trạng khẩn cấp, phòng, chống thiên tai thì nhà nước mới được quyền trưng dụng có bồi thường tài sản của tổ chức, cá nhân theo giá thị trường…

Luật còn nói rõ: trong trường hợp xem xét trưng dụng thì chỉ những người có thẩm quyền bao gồm Bộ trưởng các bộ, Chủ tịch UBND cấp tỉnh trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình mới được quyền quyết định trưng dụng tài sản

Vậy là quá rõ! BỘ TRƯỞNG CÁC BỘ, CHỦ TỊCH UBND CẤP TỈNH là có quyền ra quyết định… Vậy thì cái thông tư số không một (01) này nó thừa sức được coi là ĐÚNG LUẬT PHÁP SỐ 1!

OTHER NEWS