TẦM NHÌN "ĐỊA-VĂN-CHÍNH-CÔNG-KINH"
QUYẾT ĐỊNH THÀNH CÔNG

I FORESEE TO WIN
NOTHING IS PERMANENT EXCEPT CHANGE

(ĐTCK) Tổng CTCP Bia - Rượu  - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) vừa chính thức lên tiếng về việc Kiểm toán Nhà nước kiến nghị truy thu 408 tỷ đồng tiền thuế của đơn vị này.

Cụ thể, Sabeco đề nghị Bộ Công thương kiến nghị với Chính phủ có buổi làm việc với Kiểm toán Nhà nước, Bộ Tài chính để xử lý dứt điểm việc kiến nghị thu và hồi tố, cũng như hướng dẫn việc kê khai nộp thuế cho năm 2014 và các năm tiếp theo.

Lý do, theo Sabeco, nếu nộp bổ sung Thuế tiêu thụ đặc biệt theo kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước  là chưa phù hợp với Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và các văn bản hướng dẫn, ảnh hưởng sâu sắc tới kết quả phân phối lợi nhuận của Tổng công ty.

Ngoài ra, Sabeco cho biết, hiện Tổng công ty không biết áp dụng văn bản nào để tính Thuế tiêu thụ đặc biệt cho hệ thống của mình, không biết áp dụng văn bản pháp luật nào để áp dụng về quy trình tính thuế, kê khai nộp thuế đúng quy định.

Cũng theo Sabeco, nếu Bộ Công thương, Bộ Tài chính chấp thuận kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước để nộp bổ sung Thuế tiêu thụ đặc biệt, thì Tổng công ty sẽ bị thu hồi tố tiền Thuế tiêu thụ đặc biệt từ năm 2008 đến nay với số tiền ước tính là 3.500 tỷ đồng.

Sabeco cho biết, hiện nay, Chính phủ đang có chủ trương bán tiếp cổ phần Bia Sài Gòn cho các nhà đầu tư chiến lược, nếu thực hiện nộp thuế như kết luận của Kiểm toán Nhà nước, sẽ làm tăng thuế suất Thuế tiêu thụ đặc biệt lên khoảng 3,3%, làm mất sức hấp dẫn với các nhà đầu tư, kéo dài việc cổ phần hóa.

“Cách tính thuế như vậy là chưa đúng quy định của Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt 2008, Thông tư 05/2012 của Bộ Tài chính. Trong khi đó, Bia Sài Gòn sẽ gặp nguy cơ mất khả năng cạnh tranh, khó giữ được thương hiệu quốc gia và thị trường bia Việt Nam sẽ sớm rơi vào tay các hãng bia nước ngoài”, Sabeco cảnh báo và cho biết, do Tổng công ty đã ấn định Thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp cho các đơn vị sản xuất trên giá mua bia Sài Gòn, khi phát sinh khoản Thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp bổ sung theo kết luận của Kiểm toán Nhà nước, sẽ dẫn đến tổng công ty này không thể xử lý được các phát sinh. Bởi vì, việc này sẽ làm giảm lợi nhuận từ năm 2008 đến nay và như vậy không đúng mức Thuế tiêu thụ đặc biệt đã ấn định theo quyết định giá bán của HĐQT Tổng công ty. Như vậy, Tổng công ty sẽ đối mặt với với nhiều rủi ro từ khiếu kiện từ các đơn vị, cổ đông.

Trong khi đó, đối với các đơn vị có lợi nhuận thấp, đã tiến hành chia cổ tức từ năm 2008 đến nay, thì dẫn đến các đơn vị này sẽ phát sinh khoản nợ thuế.

Lý do nữa mà Sabeco không thể xử lý khi bị truy thu thuế, theo tổng công ty này là do Tổng công ty đã ấn định Thuế tiêu thụ đặc biệt trên giá mua cho các đơn vị sản xuất, nên khi thay đổi phương pháp tính thuế theo kết luật của Kiểm toán Nhà nước, Sabeco sẽ phải điều chỉnh giá mua kể cả việc hồi tố từ năm 2008, dẫn đến phải gánh chịu khoản giảm lợi nhuận từ 350 - 400 tỷ đồng/năm, tương ứng 4.000 tỷ đồng kể từ năm 2008 đến nay. Trong khi đó, các khoản lợi nhuận từ năm 2008-2014, Tổng công ty đã chia cổ tức cho cổ đông.

Một điểm nữa, theo Sabeco, khi thực hiện theo kết luật của Kiểm toán Nhà nước, các chỉ số tài chính, cũng như các chỉ số khác có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty đều bị thay đổi, đặc biệt là tiền lương, tiền thưởng của người lao động từ năm 2008 đến nay.

OTHER NEWS

Độc quyền kinh doanh cả hệ thống đường sắt, nhưng tổng thu mỗi năm của ngành này chỉ vẻn vẹn 400 tỷ đồng. Nghe vừa buồn lại vừa bực.

Read more
Read more