TẦM NHÌN "ĐỊA-VĂN-CHÍNH-CÔNG-KINH"
QUYẾT ĐỊNH THÀNH CÔNG

I FORESEE TO WIN
NOTHING IS PERMANENT EXCEPT CHANGE

PS:GỌI ĐÚNG BỆNH!BRAVO VIETNAMNET!(FYI:ĐÓ CŨNG CHÍNH LÀ KHỦNG HOẢNG PHIÊN BẢN MỸ 2008!)

1-Dự thảo sửa đổi Thông tư 36 (Dự kiến sẽ áp dụng từ 01/01/2017), theo đó, giảm mạnh trần sử dụng vốn ngắn hạn để cho vay trung, dài hạn từ mức 60% hiện nay xuống còn 40% và nâng hệ số rủi ro của các khoản phải đòi trong cho vay bất động sản (BĐS) từ mức 150% hiện nay lên mức 250% đang khiến BĐS đứng trước nguy cơ trở lại thời kỳ trì trệ của giai đoạn 2008-2009 và 2011 – 2012.

2-Mở - đóng đột ngột sẽ gây sốc:

+ Còn nhớ, từ giữa năm 2008, chính sách tiền tệ thắt chặt đã tác động mạnh, toàn thị trường gần như “tê liệt” vì thiếu vắng các hoạt động vay, thuê mua nhà, khách hàng lẫn DN mất lòng tin với thị trường.

+ Năm 2010, khi thị trường vừa khởi sắc và đang tăng tốc thì tháng 2/2011, thông tư 13 đã xếp các khoản vay của các công ty chứng khoán và các khoản vay của các công ty kinh doanh BĐS vào nhóm có hệ số rủi ro 250%. 

+ Đồng thời, NHNN siết chặt các điều khoản vay cho kinh doanh BĐS cũng như NHNN đã xây dựng kịch bản để giảm tỷ trọng cho vay phi sản xuất này xuống 16% vào cuối năm. Lãi suất cho vay đối với lĩnh vực phi sản xuất lên đến 20 - 24%/năm khiến nhiều doanh nghiệp BĐS, cá nhân có nhu cầu mua nhà để ở phải từ bỏ ý định vay vốn ngân hàng. 

+Và đó chính là thời điểm “lạnh sâu” của thị trường BĐS với hàng loạt doanh nghiệp phá sản, hàng trăm dự án dở dang và hàng trăm ngàn người mua nhà “mắc kẹt”. 

KL: Nhắc lại các câu chuyện trên để thấy, nếu Dự thảo sửa đổi Thông tư 36 với những điều khoản siết van tín dụng được áp dụng, thị trường BĐS lo ngại sẽ lại đối mặt với nguy cơ trở lại thời kỳ “băng giá” của BĐS.

OTHER NEWS

Kết quả được KTNN chỉ ra đến cuối năm 2015, nếu tính cả nợ đã bán cho VAMC thì Agribank có 73.472 tỷ đồng, chiếm 10,7% tổng dư nợ, nhiều nhất hệ thống ngân hàng.

Read more
Read more