TẦM NHÌN "ĐỊA-VĂN-CHÍNH-CÔNG-KINH"
QUYẾT ĐỊNH THÀNH CÔNG

I FORESEE TO WIN
NOTHING IS PERMANENT EXCEPT CHANGE

Nguồn: Nathan, Andrew J. (2003). “Authoritarian Resilience”, Journal of Democracy 14 (1), pp. 6-17.>>PDF

Biên dịch: Nguyễn Việt Vân Anh | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Sau khủng hoảng Thiên An Môn (tháng 6, 1989), nhiều nhà quan sát cho rằng sự cầm quyền của Đảng Cộng sản Trung Quốc (CCP) sẽ sụp đổ. Thế nhưng, chế độ này lại đưa lạm phát xuống tầm kiểm soát, phục hồi tăng trưởng kinh tế, mở rộng ngoại thương và thu hút ngày càng nhiều vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Trung Quốc cũng phục hồi quan hệ với các nước G7 trước đây từng áp đặt cấm vận lên nước này, tái khởi động các cuộc họp thượng đỉnh với Hoa Kì, làm chủ quá trình trao trả Hong Kong và giành quyền đăng cai Thế Vận Hội 2008 tại Bắc Kinh. Nhà nước Trung Quốc vẫn tiếp tục bắt giam hoặc trục xuất các nhà hoạt động chính trị chống đối, đập tan Đảng Dân chủ Trung Quốc mới nổi và dường như đã đàn áp thành công phong trào tôn giáo Pháp Luân Công.

Nhiều chuyên gia về Trung Quốc và các học giả nghiên cứu dân chủ, bao gồm cả tôi, trông đợi sự sụp đổ của chế độ này trong “Làn sóng dân chủ hóa thứ 3”.[1] Thế nhưng, chế độ này đã tự củng cố. Lý thuyết về các chế độ cầm quyền (regime theory) cho rằng các chế độ chuyên chế tự thân chúng đã yếu ớt vì tính chính danh (legitimacy) kém, dựa quá nhiều vào áp bức, tập quyền quá độ, và để cho quyền lực cá nhân áp đảo các chuẩn mực thể chế. Tuy nhiên, hệ thống chuyên chế của Trung Quốc lại đã chứng minh được sự dẻo dai của mình.[2]

OTHER NEWS

Read more

The Chinese leader’s cult reaches into the most remote regions of the country.

Read more