Tái cơ cấu DNNN giai đoạn 2016-2020: Thế nào?
1-Theo định nghĩa DNNN theo Luật Doanh nghiệp sửa đổi năm 2014 chỉ bao gồm những DN mà Nhà nước nắm 100% vốn điều lệ,thì hiện nay đang có 796 DNNN +có 8 tập đoàn kinh tế+ 100 tổng công ty nhà nước;
2-Ngoài ra còn 3.100 “doanh nghiệp có hơn 50% sở hữu nhà nước” (Hay còn gọi là “Nhà nước nắm cổ phần chi phối”);
3-Đây là một con số rất cao nếu so với số lượng ít ỏi của các DNNN tại các quốc gia phát triển có nền kinh tế thị trường đầy đủ, ví dụ như 17 tại Australia, 51 tại Pháp, 59 tại Đức, 56 tại Hàn Quốc hay 21 tại Anh (OECD, 2011).
4-Tuy chỉ chiếm dưới 1% về số lượng, nhưng DNNN sở hữu giá trị tài sản 2.869.120 tỷ đồng – tương đương với 80% GDP.
+ Theo công bố của Tổng cục Thống kê về một số chỉ tiêu cơ bản của doanh nghiệp tại thời điểm 31/12/2014 cho thấy, khu vực DNNN vẫn nắm giữ nguồn vốn lớn trong nền kinh tế với trên 4,87 triệu tỷ đồng;
+Các doanh nghiệp ngoài nhà nước có số vốn là hơn 11,7 triệu tỷ đồng ;
+ Các doanh nghiệp FDI có số vốn là hơn 5,41 triệu tỷ đồng.
+ Tuy nhiên, các DNNN chỉ tạo ra số lượng việc làm là 1,4 triệu người trong tổng số 11,8 triệu lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp.
+ Trong khi đó, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sử dụng đang sử dụng gần 3,4 triệu lao động và
+ Doanh nghiệp ngoài nhà nước sử dụng hơn 7 triệu lao động.
5-Theo kế hoạch, cả nước phải thực hiện cổ phần hóa 531 DNNN.