1-Đến cuối năm 2015:
+ Tổng vay nợ toàn tập đoàn đạt gần 32.641 tỷ đồng, tăng 55,96% so với đầu năm.
+ Gồm 8.001 tỷ đồng vay ngắn hạn và 19.098 tỷ đồng vay dài hạn.
+ Tỷ lệ nợ vay hiện chiếm 67,16% tổng nguồn vốn của Tập đoàn.
+ Trong cơ cấu tài sản, chi phí xây dựng dở dang chiếm tỷ trọng cao nhất.
+ Phần lớn nợ vay của Tập đoàn này là các khoản vay ngân hàng/trái phiếu phải trả lãi:
-Trong đó, HAGL đang nắm giữ 1.130 tỷ đồng trái phiếu hoán đổi lấy cổ phần CTCP Cao su HAGL (nay là CTCP Nông nghiệp quốc tế HAGL) và
- Trái phiếu chuyển đổi trị giá 1.100 tỷ đồng cho một công ty thành viên của tập đoàn Temasek (Singapore).
- Riêng trái phiếu kèm chứng quyền là quyền mua cổ phần Cao su HAGL trị giá 2.000 tỷ đồng được phân loại gồm 300 tỷ đồng là khoản vay ngắn hạn, còn 1.700 tỷ đồng được xếp vào khoản vay dài hạn.
- Các chứng quyền này được gia hạn thêm 3 năm, tới ngày 28/12/2018.
2-Trong cơ cấu tài sản:
+ Chi phí xây dựng dở dang chiếm tỷ trọng cao nhất, xấp xỉ 21.291 tỷ đồng, chiếm 43,81% tổng tài sản.
+ Trong đó lớn nhất là giá trị đầu tư vào vườn cao su và cọ dầu bao gồm chi phí trồng và chăm sóc đến cuối năm 2015 xấp xỉ 10.633 tỷ đồng, tăng 64% so với đầu năm.
+ Chi phí đổ vào dự án Khu phức hợp Hoàng Anh Gia Lai Myanmar tăng gấp đôi, lên 5.495 tỷ đồng.
+ Một số tài sản dài hạn dở dang của HAGL có giá trị lớn khác như chi phí xây dựng Nhà máy Thủy điện (3.304 tỷ đồng), văn phòng cho thuê (7933 tỷ đồng), nhà xưởng và nhà văn phòng nông trường (611,5 tỷ đồng).
+ Trong năm, HAGL đã xóa sổ các khoản đầu tư thiết bị và hạ tầng ngành khoáng sản (trị giá gần 214 tỷ đồng hồi đầu năm) do đóng cửa các mỏ và không khai thác nữa.
3-Tồn kho đến cuối năm 2015 đạt 3.655 tỷ đồng, tăng 75% so với đầu năm. Nguyên nhân tăng giá trị tồn kho chủ yếu đến từ chi phí nuôi bò đã tăng từ 141 tỷ đồng lên 1.404,5 tỷ đồng.