1-Theo PGS.TS. Huỳnh Thanh Hùng, Phó hiệu trưởng Trường Đại học Nông Lâm Tp HCM:
+ Các cử nhân mới ra trường đòi hỏi mức lương quá cao so với thực tế mà các doanh nghiệp có thể trả.
+ Đó là chưa nói, một số nhà tuyển dụng đôi lúc không cần kỹ sư.
+ Vì thế nếu ai chấp nhận thì vào làm việc, nếu không phải đi nơi khác.
2-Ví dụ tại Tp HCM, mỗi năm, trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Tp. HCM có chỉ tiêu tuyển khoảng 550 học viên cho 22 chuyên ngành đào tạo bậc thạc sĩ. Bà Trần Thị Mai, Chủ nhiệm Phòng Sau đại học của trường cho biết:
+ hiện nhu cầu học lên thạc sĩ của các cử nhân sau khi tốt nghiệp là rất lớn. Số lượng đăng ký dự thi vào bậc học này đều tăng qua các năm. Có nhiều ngành, tỷ lệ chọi không thua các kỳ thi đại học.
+Tuy nhiên, bà Mai cũng cho biết một thông tin khá lý thú: Đó là, quy định học lên trình độ thạc sĩ khá đơn giản. Sau khi tốt nghiệp đại học, học viên có nhu cầu làm hồ sơ đăng ký thi lên cao học theo đúng chuyên ngành đã học, trường sẽ mở một số lớp ôn thi để bổ sung lại kiến thức cho học viên.
Ngoài hai môn thi cơ bản và chuyên ngành, học viên chỉ phải thi thêm môn thi ngoại ngữ. Học phí cho mỗi năm học dao động dưới 10 triệu đồng/năm, tùy ngành và trường đào tạo. Mỗi khóa đào tạo thạc sĩ từ 2 - 3 năm. Vì sau khi có tấm bằng cử nhân, thay vì đi tìm việc làm, tích lũy kinh nghiệm, rèn luyện kỹ năng, họ chọn bằng cấp để tiến thân.
+Chỉ vài năm sau, họ cầm thêm tấm bằng sau đại học và bắt đầu đi tìm việc. Không nhà tuyển dụng, doanh nghiệp nào “chê” kiến thức, nhưng họ đã vuột mất cơ hội việc làm 2 - 3 năm so với đồng nghiệp. Với kiến thức vừa tích lũy họ có thể nghiên cứu và lại học tiếp.
+ Hiện tại, trừ những doanh nghiệp chuyên về nghiên cứu hoặc công nghệ cao, còn đa phần doanh nghiệp không thực sự có nhu cầu tuyển dụng người học quá cao mà thiếu hoặc không có kỹ năng làm việc.