TẦM NHÌN "ĐỊA-VĂN-CHÍNH-CÔNG-KINH"
QUYẾT ĐỊNH THÀNH CÔNG

I FORESEE TO WIN
NOTHING IS PERMANENT EXCEPT CHANGE

PS: NÊN THAM KHẢO THÊM CUỐN " CUỘC ĐÀO THOÁT VĨ ĐẠI" CỦA ANGUS DEATON :VD: TẠI TRANG 281 : TỘI PHẠM AND/OR CHI PHÍ KHẮC PHỤC HẬU QUẢ THIÊN TAI CÀNG  THÌ GDP CÀNG TĂNG THEO !

1-Bất chấp hầu hết các nền kinh tế phát triển đã hồi sinh sau cuộc khủng hoảng – đa phần họ đều có tốc độ tăng trưởng gần 2% trong năm 2016 – Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) vẫn cho biết trong giai đoạn từ 2008 đến 2013 (dữ liệu mới nhất hiện có), thu nhập bình quân theo đầu người của 26 nước giàu thực ra lại giảm 2,4%.

Với sự bất bình đẳng và phân chia giàu nghèo đang ngày càng trở thành một vấn đề đáng quan ngại, cần phải có một cách tốt hơn để đo lường tốc độ tăng trưởng thực tế của một quốc gia – đúng như trải nghiệm của các công dân quốc gia ấy.

2-Để đề xuất một chỉ số thay thế, trước thềm hội nghị thường niên ở Davos tuần này, WEF đã đưa ra Chỉ số Phát triển Toàn diện – Inclusive Development Index (IDI):

+ Là sự kết hợp của thước đo tăng trưởng và phát triển (như tình trạng sử dụng lao động, tuổi thọ, GDP theo đầu người), các thông số tổng hợp (tỉ lệ nghèo đói, bất bình đẳng), tính công bằng và bền vững giữa các thế hệ (tỉ số phụ thuộc, tiết kiệm ròng).

+ Trong số các nền kinh tế phát triển, IDI đưa Na Uy lên vị trí số 1 – bất chấp nền kinh tế này chỉ tăng trưởng 0,5% trong giai đoạn 2008-2013, nhưng mức sống tăng thêm 10,6%. Luxembourg, Thụy Sĩ, Iceland và Đan Mạch cũng nằm trong top 5 nước toàn diện nhất theo chỉ số mới này của WEF.

+ Hoa Kỳ, nền kinh tế lớn nhất thế giới, chỉ đứng ở vị trí thứ 23 – còn tệ hơn cả những nước như Estonia, Cộng hòa Séc và Hàn Quốc.

+ WEF cho biết 51% trong số 103 quốc gia được quan sát đều có chỉ số IDI giảm đi trong giai đoạn 5 năm nói trên, “chứng tỏ sự hợp lý của các mối quan ngại xuất phát từ người dân và thử thách đặt ra cho các nhà làm luật liên quan đến khó khăn trong việc chuyển đổi sự tăng trưởng kinh tế thành những bước tiến rộng hơn trong xã hội”.

Thế giới đang cân nhắc bỏ GDP để dùng chỉ số hoàn hảo này đo mức độ tăng trưởng và phát triển của một quốc gia
 

Đây không phải là nỗ lực đầu tiên trong việc tìm ra một thước đo tốt hơn cho sự tăng trưởng và phát triển của các nước.

3-Một nỗ lực khác có thể kể đến là Chỉ số Phát triển Con người – Human Development Index (HDI), được Chương trình Phát triển của Liên Hợp Quốc (UNDP) giới thiệu từ 25 năm trước;

+ Kết quả trật tự bảng xếp hạng cũng không quá khác biệt so với chỉ số IDI: Na Uy từ lâu vẫn ở vị trí số 1, cùng Thụy Sĩ và Đan Mạch ở các vị trí trên top đầu.

+ Mặc dù vậy, Australia và Hoa Kỳ lại có vị trí cao hơn khá nhiều với chỉ số HDI.

+ Theo WEF, mục đích của việc này là chuyển sự tập trung từ sự giàu có đơn thuần sang hướng đạt được một loạt các mục tiêu khác, tạo ra sự phát triển toàn diện hơn.

OTHER NEWS

Read more

Dưới những nhìn và đánh giá khách quan, kinh tế Việt Nam hiện nay đang bị cho là “tụt hậu” gấp nhiều lần so với các quốc gia khác, trong khi trước đó đã mất một khoảng thời gian tới 15 năm chỉ để… “dò đá qua sông”.

Read more