Lý do:
1-Dù lĩnh vực bán lẻ phát triển nhưng mô hình truyền thống như chợ, cửa hàng tạp hóa vẫn ăn sâu trong thói quen của người Việt Nam.
Trong nghiên cứu của Nielsen Việt Nam quý 1/2015 cũng cho thấy, bất chấp sự tăng trưởng mạnh mẽ của kênh bán hàng hiện đại như siêu thị mini, cửa hàng tiện ích trong năm 2014, kênh truyền thống vẫn tăng trưởng vượt trội về nhiều mặt với 1,3 triệu cửa hàng, đóng góp đến 80% doanh thu của ngành hàng tiêu dùng nhanh.
2-Một yếu tố nữa là chi phí mặt bằng của Việt Nam thuộc loại cao nhất khu vực. Theo báo các mới đây của Công ty Tư vấn bất động sản toàn cầu Cushman & Wakefield, hiện giá mặt bằng cho thuê bán lẻ khu vực trung tâm TP. HCM lên tới khoảng 34 triệu đ /m 2 /năm, bỏ xa nhiều thành phố lớn như Dubai, Doha, Bangkok, Manila...
Nghiên cứu của Công ty CBRE cũng cho thấy giá thuê mặt bằng bán lẻ ở TP.HCM ở nhóm tăng mạnh nhất trong khu vực. Trong quý 3/2015, giá thuê tại khu vực trung tâm lên tới hơn 120USD/m 2 /tháng, gấp 3 lần so với vùng ngoài trung tâm.
KL: Đó cũng là lý do khiến nhiều nhà đầu tư e ngại và khi có cơ hội tốt đã sẵn sàng chuyển nhượng. Vì thế, sự ra đi của Metro và sắp tới là Big C cũng là điều dễ hiểu.