1-Rủi ro “Bội thực”: Các chủ đầu tư đang ồ ạt nhảy sang xây chung cư, nhà phố cao cấp, trong khi lượng tồn kho ở phân khúc này vẫn còn nhiều;
2-Rủi ro “Thổi giá/Thổi phồng khả năng chi trả của người mua;
3-Rủi ro :nhiều khu vực giá BĐS đang bị môi giới và dân đầu cơ đẩy lên;
4-Rủi ro từ việc NHNN đã nới lỏng tín dụng BĐS, cụ thể :
+Giảm hệ số rủi ro cho các NH thương mại đối với lĩnh vực BĐS từ 250% rút xuống còn 150%.
+Tăng hạn mức sử dụng vốn huy động ngắn hạn cho vay trung và dài hạn từ 30% lên 60%;
+ Đây cũng được xem là nới cho vay BĐS bởi nhu cầu vay BĐS đều là vay trung và dài hạn;
5-Rủi ro “tài sản thế chấp dưới chuẩn”:
+ Rủi ro cho vay BĐS nằm nhiều nhất trong khâu thẩm định. Trước cho vay ào ào, thẩm định giá cao rồi cho vay 70-80% trên tài sản thẩm định đó cao hơn giá trị thực;
+NH ở ta đang áp dụng cơ chế thẩm định giá BĐS bằng chính nhân viên, cán bộ của NH nên mới xảy ra tình trạng đó.+ Tiếp theo là thẩm định khả năng trả nợ của khách hàng, với chủ đầu tư là kèm theo khả năng triển khai dự án;
+ Hiện nay hàng loạt dự án BĐS đang triển khai trở lại, có những chủ đầu tư sáu tháng bung ra 15-20 dự án chung cư ở phân khúc trên 20 triệu đồng/m2, hầu hết các dự án đều sử dụng phần lớn vốn vay từ NH;
+ Kế đến là cơ chế phân cấp, phân quyền ở hệ thống NH đang tạo ra cơ hội cho lòng tham tư lợi trỗi dậy: Một giám đốc chi nhánh vẫn có thể thoải mái bơm vốn vào thị trường BĐS qua những thẩm định thiếu thực tế;