PS: TRONG 2 NGUỒN CUNG (SƠ CẤP/MỚI & THỨ CẤP/ĐÃ ÔM TỪ LÂU OR ĐÃ KÝ HĐ,NHƯNG CHƯA THANH TOÁN ĐỦ 100% VÀ DÙNG ĐÒN BẨY TÀI CHÍNH) THÌ NGUỒN THỨ CẤP MỚI ĐÁNG SỢ :RIÊNG HÀ NỘI ĐÃ LÀ TRÊN 120.000 CĂN HỘ ( CHƯA KỂ BĐS THẾ CHẤP DƯỚI CHUẨN NẾU TÂN TĐ NHNN SỬA TT 36 + TT 14!?)
1-Mỗi năm 2017, 2018 các công ty sẽ tung ra khoảng 60.000 căn hộ mới, trong khi dự báo cho thấy riêng thị trường TP.HCM chỉ hấp thụ mỗi năm khoảng 30.000 căn.
2-Thị trường bất động sản Việt Nam vẫn kém minh bạch về thông tin, gây khó khăn khi phân tích xu thế cũng như kiểm soát rủi ro.
+ Điển hình là tỉ lệ người mua nhà với mục đích đầu tư (“NĐT thứ cấp/mua đi bán lại ) là bao nhiêu hiện vẫn chưa thể thống kê chính xác, tạo ra nguy cơ tiềm ẩn cho thị trường.
+ Một báo cáo mới đây của Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) cho biết tỉ lệ NĐT thứ cấp tham gia các giao dịch trên thị trường năm 2015 lên đến 20%, gấp 3 lần so với năm 2014.
+ Nhưng con số thực tế có thể còn cao hơn nhiều, nhất là ở phân khúc cấp cao: Điều gì sẽ xảy ra nếu một nhà đầu cơ trong thời gian qua đã mua 10 căn nhà với số tiền đóng chỉ mới vài % và một năm sau họ sẽ bán đồng loạt để kiếm lời ?
3-Ông Nguyễn Văn Đực - Phó Chủ tịch HoREA, cho rằng:
+ Hiện các doanh nghiệp đang mải mê với phân khúc căn hộ cao cấp và điều này là rất đáng ngại.
+ Những người mua để đầu tư, chờ lên giá để bán ra sẽ tạo ra một lượng hàng khủng trong năm 2017.
4-Một nỗi lo ngại khác là bóng ma của các dự án “chết” vẫn còn khá lớn.
+ Theo số liệu từ HoREA, TP.HCM có 1.409 dự án, trong đó có đến 190 dự án bị thu hồi hoặc hủy bỏ chủ trương đầu tư.
+ Trong số 1.219 dự án còn hiệu lực triển khai có đến 502 dự án - tức hơn 41% tổng số dự án - đang tạm ngưng thi công hay chưa khởi công.
+ Việc giải quyết các dự án trì hoãn này không phải là chuyện đơn giản.