Ông Nguyễn Đức Độ - Phó Viện trưởng Viện Kinh tế tài chính (Học viện Tài chính – Bộ Tài chính) đã đánh giá rằng, việc các Bộ trưởng đưa ra đề xuất này cho thấy:
1- sự phục hồi của nền kinh tế còn mong manh và thu NSNN đang gặp nhiều khó khăn.
2-Mặc dù nền kinh tế tăng trưởng 6,28% trong nửa đầu năm 2015, cao nhất trong 5 năm trở lại đây, nhưng hầu hết các lĩnh vực sản xuất kinh doanh đều đang gặp thách thức.
3-Nông nghiệp đang phải đối mặt với thời tiết nắng nóng, khô hạn khiến sản lượng bị sụt giảm. Nhưng đáng kể hơn là sự sụt giảm về nhu cầu trên thị trường dẫn đến giá cả nông sản cũng giảm theo. Người nông dân có nguy cơ rơi vào tình trạng “mất cả mùa lẫn giá”.
4-Trong khi đó, đồng USD mạnh đang cản trở các ngành xuất khẩu và du lịch.
5-Ngành công nghiệp, mặc dù hiện có tốc độ tăng trưởng cao trong 6 tháng đầu năm, nhưng không dễ duy trì được trong các tháng tiếp theo. Lý do chính là tại một số ngành, hàng tồn kho đang tăng mạnh so với chỉ số tiêu thụ sản phẩm.
Điển hình là Hà Nội, một trung tâm kinh tế của cả nước, chỉ số tồn kho tại thời điểm 1/6/2015 của toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 46,4% so với cùng thời điểm năm trước, trong khi chỉ số tiêu thụ sản phẩm 5 tháng đầu năm chỉ tăng 8,1% so với cùng kỳ.Trong những tháng tới, các doanh nghiệp này sẽ phải cân nhắc giảm sản xuất và tập trung nhiều hơn vào khâu tiêu thụ.
6-Về thu NSNN trong 6 tháng đầu năm 2015, mặc dù thu nội địa tăng tới 15,4% so với cùng kỳ, nhưng vẫn chưa đủ để bù cho sự sụt giảm thu từ dầu thô ở mức 34,5% so với cùng kỳ năm trước. Kết quả là thu NSNN trong 6 tháng đầu năm chỉ tăng 6% và đạt 49% dự toán.
KL : Câu hỏi được đặt ra là ngành thuế có thể duy trì tốc độ tăng thu nội địa ở mức gấp đôi tốc độ tăng trưởng GDP danh nghĩa trong bao nhiêu lâu?