2-Trước kia khi đàm phán WTO, Việt Nam chỉ phải đàm phán 2 lĩnh vực là mở cửa thị trường hàng hóa và dịch vụ, cùng với đàm phán đa phương, thì nay sang TPP, Việt Nam phải đàm phán tới 30 chương, trong đó có những lĩnh vực lần đầu tiên như công đoàn, lao động, doanh nghiệp Nhà nước.
3-Trong thương mại, hiệp định yêu cầu phải mở cửa hoàn toàn thị trường trong lộ trình rất ngắn, tức là mức thuế gần như về 0%, chỉ trừ một số rất ít mặt hàng cực kì nhạy cảm sẽ qua cơ chế song phương. Đây được đánh giá là một phạm vi toàn diện hơn bất kỳ FTA nào, ví dụ với Hiệp định thương mại song phương Việt - Mỹ ký năm 2000, Việt Nam phải cắt giảm thuế quan cho khoảng 250 sản phẩm, đưa thuế suất về trung bình về 15-20% với lộ trình thực hiện trong 3 năm kể từ khi hiệp định có hiệu lực. Hay với Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA), lộ trình giảm thuế của Việt Nam kéo dài suốt từ năm 1999 đến 2018, trong đó vẫn còn giữ lại một số mặt hàng nông nghiệp nhạy cảm như gia cầm sống, trứng gà, xăng dầu...
4-Ở lĩnh vực tài chính, sau WTO, gần như Việt Nam chưa đàm phán một hiệp định nào yêu cầu mở cửa tự do quy mô lớn ở lĩnh vực này. Song so với Hiệp định thương mại dịch vụ (GATS) của WTO, đàm phán dịch vụ tài chính trong TPP đã có nhiều khác biệt lớn.
5-Đàm phán TPP được thực hiện theo phương thức tiếp cận "chọn - bỏ", khác với phương thức "chọn - cho" của WTO. Điều này có nghĩa TPP chỉ cho phép các nước bảo lưu một số lượng hạn chế các ngành, phân ngành và phải giải trình với lý do hợp lý để được bảo lưu. Nếu không giải trình được lý do nhạy cảm đó, thì phải tuân thủ đúng những nguyên tắc TPP, tức là phải mở cửa. Còn với khi đàm phán WTO, Việt Nam được chọn mở ngành nào sẽ mở ngành đó.
6- Chương lao động cũng hoàn toàn mới không chỉ đối với Việt Nam mà còn đối với nhiều đối tác trong đàm phán TPP, hầu như chưa từng xuất hiện trong các đàm phán thương mại trước đây (bao gồm cả WTO và các FTA thế hệ trước).
7-Doanh nghiệp Nhà nước là một chương quan trọng trong đàm phán TPP, với mục tiêu đưa ra những quy định ràng buộc hoạt động của khu vực này ở các nước TPP, trong đó có Việt Nam. Đây là chế định thương mại mới, vì vậy không có gì ngạc nhiên khi các vòng đàm phán có quan điểm rất khác nhau về vấn đề này.