2-Trong nền văn học Việt Nam, có một cuốn tiểu thuyết nổi tiếng- “Ăn mày dĩ vãng” của một nhà văn, cũng là một người lính đặc công- Chu Lai. Câu chuyện của người lính và thông điệp trong tác phẩm xuất bản năm 1991, gần ¼ thế kỷ, có gì đó rất gần gũi với số phận và vị thế của “người lính nông dân”- dân tộc VN hôm nay, rằng không thể gặm nhấm mãi bằng quá khứ chiến tranh, dù hào hùng đến đâu, để mang “hành trang” đó bước vào thời hòa bình. Khi mà trận chiến thị trường vốn khắc nghiệt không kém chiến trường, đòi hỏi trí tuệ, học vấn và sự hiểu biết “luật chơi”.
Người viết bài tâm đắc với những chia sẻ của GS Vũ Minh Giang, tại cuộc tọa đàm trực tuyến của Tuần Việt Nam (ngày 24/8), nhan đề “Gặm nhấm quá khứ không phải con đường trị quốc” khi ông cho rằng, thời buổi bây giờ chỉ khoe khoang thành tích trong quá khứ thì sẽ ngủ quên trong hào quang quá khứ và sẽ bị tụt hậu ngày càng xa so với thế giới. “Ăn mày dĩ vãng” không phải là con đường đưa đất nước đi lên và chắc chắn đó không phải là điều chúng ta mong đợi.
3-Chứ ngày nay, thời giáo dục đại chúng, cử nhân, TS, ThS, GS cứ … ra ngõ là gặp.
+ Nếu biết rằng, cả nước có tới 24.300 TS, 101.000 ThS.
+ Nếu biết rằng, theo TS Nguyễn Khắc Hùng (Học viện HCQG) ở hàm Thứ trưởng trở lên, số quan chức có trình độ TS ở VN cao gấp 05 lần Nhật Bản, một quốc gia phát triển.
+ Nếu biết rằng, có dạo, Thủ đô HN có dự kiến “phổ cập” TS cho các cán bộ quan chức diện Thành ủy quản lý…v.v..
4- Nếu biết rằng (theo VnExpress, ngày 20/7, thống kê của Viện Khoa học lao động và Xã hội):
+ Trong 03 tháng đầu năm, cả nước có hơn 1,1 triệu người thất nghiệp, tăng 114.000 người so với cùng kỳ năm 2014.
+Số lao động trình độ ĐH, sau ĐH thất nghiệp tăng từ hơn 162.000 lên gần 178.000 người; tăng khoảng 16.000 so với cùng kỳ năm 2014.
+ Lao động tốt nghiệp CĐ thất nghiệp tăng từ 79.000 người lên hơn 100.000;
+ Lao động không có bằng cấp từ gần 630.000 lên 726.000.
+ Đáng chú ý, tỷ lệ thất nghiệp cao nhất lại nằm ở … nhóm có trình độ CĐ chuyên nghiệp và CĐ nghề, tương ứng là 7,2% và gần 6,9%. Nhóm không có bằng cấp, chứng chỉ tỷ lệ này chỉ ở mức 1,97%.
5-Số lượng GS, TS của VN khá đông, nhưng năng suất khoa học khá thấp.
+ Theo số liệu của GS Nguyễn Văn Tuấn từ năm 2014, cho thấy năm 2013 số phó GS VN cao hơn Thái Lan gấp 1.6 lần, số GS VN cao hơn Thái Lan 2.2 lần.
+ Nhưng từ năm 2009-2013, VN công bố được có 7.227 bài báo, còn Thái Lan công bố được 27.200 bài.
+ Như vậy, số bài báo khoa học của VN chỉ bằng 26% của Thái Lan!
+ Tính trung bình, mỗi GS Thái Lan công bố 1.68 bài báo khoa học trong 05 năm, còn VN thì 0.32 bài, một khác biệt tới 5.2 lần.
6-Số lượng GS, TS nhiều như thế, nhưng hầu hết các phát minh, sáng chế lại thuộc sở hữu của các nhà “khoa học chân đất”.
+ Có cảm giác các GS, TS đang mũ ni che tai trước thời cuộc?
+ Còn các nhà khoa học chân đất lại thà đốt lên một que diêm còn hơn ngồi nguyền rủa bóng tối. Mà cuộc gặp mặt của người đứng đầu CP mới đây với 63 nhà “khoa học chân đất” với những chế tạo, sáng chế cho mình và cho cộng đồng, như một minh chứng, vừa vui vừa buồn, vừa cười, vừa muốn… mếu.