TẦM NHÌN "ĐỊA-VĂN-CHÍNH-CÔNG-KINH"
QUYẾT ĐỊNH THÀNH CÔNG

I FORESEE TO WIN
NOTHING IS PERMANENT EXCEPT CHANGE

Một cậu học trò nhỏ tha thiết muốn có được trí khôn và sự hiểu biết. Cậu đến tìm nhà thông thái tên Socrates, để xin lời khuyên cho mình.

Socrates là một nhà thông thái lớn tuổi và nổi tiếng với lượng kiến thức khổng lồ về nhiều lĩnh vực. Cậu bé hỏi ông làm thế nào để cậu cũng đạt được trình độ tinh thông như vậy.

Là người ít lời, Socrates không nói gì mà chỉ hành động.

Ông dẫn cậu bé đến bờ biển, giữ nguyên áo quần trên người và tiến thẳng ra sóng nước. Ông thích làm những điều kỳ lạ và gây sự hiếu kỳ như thế, đặc biệt là khi ông đang cố gắng chứng minh một điều gì. Cậu học trò cẩn thận làm theo hướng dẫn và rón rén cùng Socrates đi ra biển, nước chỉ đến dưới cằm. Không nói một lời, nhà thông thái vươn tay đặt lên vai cậu bé. Nhìn sâu vào mắt cậu học trò, ông ấn đầu cậu xuống nước với toàn bộ sức bình sinh của mình.

Cậu bé vẫy vùng, và chỉ trước khi tính mạng cậu bị cuộc sống lấy đi thì Socrates mới thả cậu ra. Cậu trồi lên trên mặt nước, hổn hển hớp lấy không khí, và cố nín thở để không cho nước biển tràn vào miệng. Cậu nhìn xung quanh tìm Socrates để trả đũa. Trước sự hoang mang của cậu bé, nhà thông thái kiên nhẫn đứng đợi trên bãi cát. Khi quay lại bờ, cậu giận dữ hét lên, “Tại sao ông lại cố giết tôi?” Nhà thông thái từ tốn đáp lại bằng một câu hỏi: “Cậu bé, khi ở dưới nước và không biết mình có còn sống để nhìn thấy ngày mai hay không, cậu đã muốn gì nhất trong tất cả mọi thứ trong thế giới này?”

Cậu học trò ngẩn người ra trong vài giây rồi bước đi cạnh nhà thông thái. Cậu khe khẽ trả lời, “Tôi muốn thở.” Lúc bấy giờ, khuôn mặt nhà thông thái rạng rỡ với nụ cười thật tươi. Ông nhìn cậu học trò nhỏ một cách trìu mến và nói, “Khi nào cậu thấy cần phải có trí khôn và sự hiểu biết như nhu cầu hít thở thì lúc đó cậu sẽ có được chúng.”

OTHER NEWS

Read more

(hocthenao.vn) – Hệ thống giáo dục đại học (GDĐH) Việt Nam sau hai thập niên tăng trưởng mạnh về số lượng, đã đến lúc phải tái cấu trúc để tập trung cho chất lượng và nhất là hiệu quả. Việc tái cấu trúc này thường được gọi tên là “phân tầng” dựa trên ý tưởng […]

Read more