TẦM NHÌN "ĐỊA-VĂN-CHÍNH-CÔNG-KINH"
QUYẾT ĐỊNH THÀNH CÔNG

I FORESEE TO WIN
NOTHING IS PERMANENT EXCEPT CHANGE

1-Rốt cuộc thì niềm hy vọng chỉ tồn tại được hai tuần.

Hôm Thứ Hai 27, chỉ số Phức Hợp Thượng Hải (Shanghai Composite Index, ký hiệu SHCOMP) lại mất gần 8.5%, một mức sụt giá trong ngày chưa từng thấy từ lần tuột giá trước vào ngày 27 Tháng Hai năm 2007. Các chỉ số của thị trường Thẩm Quyến và ChiNext cũng lao dốc tương tự. Biến động này chạy theo ánh mặt trời, làm các thị trường Âu Châu rồi Hoa Kỳ đều tơi tả.

2-Nhìn trong ngắn hạn, động cơ chính của vụ tuột giá gồm có hai yếu tố.

Thứ Sáu tuần trước, thống kê về đơn đặt hàng chế biến PMI (purchasing management index) của Trung Quốc, một chỉ số có tính cách tiên báo về sinh hoạt sản xuất trong thời gian tới, sụt nặng hơn mọi dự đoán và báo hiệu tình trạng trì trệ kinh tế sắp tới. Khi sản xuất đình đọng thì lợi nhuận không thể tăng và giá cổ phiếu vì thế sẽ giảm. Lý do thứ hai là sau khi tung mọi biện pháp bất thường để nâng giá cổ phiếu kể từ ngày “Song Thất Kinh Hoàng,” hay “Thứ Ba Đen” vào mùng bảy Tháng Bảy, lãnh đạo Bắc Kinh có thể mệt mỏi buông tay xem sự thể trồi sụt ra sao. Ít ra là giới đầu tư suy đoán như vậy và rùng rùng tháo chạy.

3-Nhìn trong dài hạn, cổ phiếu tại Trung Quốc được định giá quá cao so với khả năng sinh lời nên đã sụt từ đầu Tháng Bảy và sẽ còn sụt nếu không được nhà nước nâng đỡ. Nhà nước nâng giá được bao lâu? Giá sụt đến cỡ nào thì mới là vừa, là “đúng giá?” Thế nào là “thực giá?”

4-Viễn ảnh?

Một con tàu như Titanic thì không chìm lỉm trong chớp mắt như cái xuồng lá và khi chìm thì cũng gây ra một vòng xoáy nguy hiểm ở chung quanh.

Các thị trường quốc tế đang nhìn vào vòng xoáy đó để tìm ra mối liên hệ gần xa khi một đại gia như Trung Quốc bị đắm. Lạc quan thì bị suy trầm – có đà tăng trưởng thấp hơn – nặng thì bị suy thoái là tăng trưởng âm, tức là bị khủng hoảng và vỡ nợ dây chuyền. Tình trạng này có thể kéo dài nhiều năm.

Ngay trước mắt, khi kinh tế suy trầm thì yếu tố cung cầu khiến các nước bán nguyên nhiên vật liệu cho kinh tế Trung Quốc đều lâm nạn. Yếu tố ấy giải thích vì sao các thương phẩm đều sụt giá mạnh, kể cả dầu thô. Hoa Kỳ chẳng lệ thuộc nặng vào xuất cảng, như Đức hay Trung Quốc, mà còn chóng mặt vì dầu thô sụt giá – mất toi 150 ngàn công việc kể từ đỉnh cao năm ngoái. Nếu kinh tế Đức và Trung Quốc cùng suy trầm, chưa kể hiệu ứng Hy Lạp vẫn còn đe dọa, Mỹ kim là nơi ẩn trốn an toàn hơn cả, đô la lại lên giá và Hoa Kỳ sẽ lại là bãi đáp an toàn hơn cả…

Và đấy cũng là mối nguy khác cho Bắc Kinh vì lỡ neo đồng bạc vào tiền Mỹ. Thoi thóp còn dài.

OTHER NEWS

Trung Quốc kêu gọi Mỹ kiềm chế về thương mại và về Iran

Read more

PS: NHẤT LÀ NGUỒN CUNG THỨ CẤP (DO SẮP SIẾT TÍN DỤNG ) + PHÁT MÃI NỢ XẤU! PS: THÁNG 3/2018 SẼ CÓ 5 SỰ KIỆN: 1-SIẾT TÍN DỤNG BĐS VÀ CÓ THỂ CẢ MARGIN;2-BẦU CỬ NGA;3-BẦU CỬ ITALIA;4-FED NÂNG LÃI SUẤT;5- TIẾP TỤC CÁC ĐẠI ÁN TỪ 19/3;6-HNTW 7? https://www.bloomberg.com/news/articles/2018-02-24/china-home-prices-rise-in-fewer-cities-as-cooling-measures-bite New-home prices, excluding government-subsidized […]

Read more