TẦM NHÌN "ĐỊA-VĂN-CHÍNH-CÔNG-KINH"
QUYẾT ĐỊNH THÀNH CÔNG

I FORESEE TO WIN
NOTHING IS PERMANENT EXCEPT CHANGE

1-Nhật Bản:

+Nhu cầu tiêu thụ sản phẩm Nhật Bản từ Trung Quốc sụt giảm không chỉ là một phần nguyên nhân khiến kinh tế đất nước Mặt trời mọc sụt giảm 1,1% trong quý IV/2015, mà còn xói mòn lòng tin vào chính sách Abenomics mà Thủ tướng Shinzo Abe theo đuổi.

+Theo số liệu thống kê chính thức, xuất khẩu của Nhật Bản đã giảm trung bình 8,5% trong tháng 1 và tháng 2/2016, sau khi đã giảm 8% vào tháng 12/2015. Bên cạnh đó, sản lượng công nghiệp của nước này cũng giảm 6,2% trong tháng 2 vừa qua, mức giảm mạnh nhất kể từ năm 2011.

2-Hàn Quốc:

+Trung Quốc là đối tác thương mại hàng đầu của Hàn Quốc, chiếm tới 30% tổng kim ngạch xuất khẩu của nước này. Do nhu cầu từ Trung Quốc giảm, hoạt động xuất khẩu của xứ sở kim chi đã tụt dốc liên tiếp trong 14 tháng vừa qua.

+Là một quốc gia phụ thuộc nặng vào xuất khẩu, nên để hạn chế những hiệu ứng tiêu cực từ xuất khẩu sụt giảm, Hàn Quốc đã ký thỏa thuận thương mại tự do với Trung Quốc (bắt đầu có hiệu lực từ tháng 12/2015), cũng như tìm kiếm các đối tác thương mại mới, như Iran thông qua thỏa thuận thương mại trị giá 5 tỷ euro với quốc gia Trung Đông này.

 

3- Đông Nam Á:

+Các nhà xuất khẩu hàng hóa lớn như Thái Lan và Indonesia đều chịu tác động khi giá khoáng sản, dầu cọ và cao su sụt giảm, bởi lẽ Trung Quốc là khách hàng lớn nhất tiêu thụ các sản phẩm từ hai quốc gia này.

+ Về phần mình, Singapore ghi nhận xuất khẩu sản phẩm phi dầu mỏ đã giảm 4,1% trong tháng 2 vừa qua, trong khi tình trạng sa thải lao động đang ở mức cao nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.

OTHER NEWS

Read more

https://vietnambiz.vn/ban-khoan-thoi-diem-trinh-du-an-san-bay-long-thanh-2019091420340488.htm

Read more