TẦM NHÌN "ĐỊA-VĂN-CHÍNH-CÔNG-KINH"
QUYẾT ĐỊNH THÀNH CÔNG

I FORESEE TO WIN
NOTHING IS PERMANENT EXCEPT CHANGE

FYI: Điểm rơi trả nợ nhiều nhất của Việt Nam vào khoảng năm 2022-2025.

Trao đổi với báo chí tại cuộc họp báo chuyên đề ngày 23/3, ông Trương Hùng Long - Cục trưởng Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại (Bộ Tài chính) chia sẻ nhiều về cái giá đắt đỏ khi đi vay vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và coi đó như một vấn đề mà ngân sách Nhà nước đang đối mặt.

1-Từ khi Việt Nam thành nước thu nhập trung binh thấp:

+ Vốn ưu đãi cũng giảm theo.

+ Chi phí vốn trước đây chỉ khoảng 1% thì nay gấp đôi, cỡ khoảng 2%.

+ Trước đây được vay 30-40 năm thì nay chỉ khoảng 20-25 năm, nhiều tài trợ thậm chí chỉ 15 năm.

+ Điểm rơi trả nợ nhiều nhất của Việt Nam vào khoảng năm 2022-2025.

+ Trước đây thời gian vay bình quân khoảng 40 năm nhưng hiện nay bình quân khoảng 12,5 năm.

2-Những thay đổi trên theo ông Long đặt trong bối cảnh khi tới tháng 7/2017:

+ Ngân hàng Thế giới (WB) sẽ chấm dứt ODA với Việt Nam, khiến việc huy động vốn thêm khó khăn.

+ Sau WB, Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) và các tổ chức khác có thể sẽ chuyển dần dòng vốn vay và Việt Nam sẽ không còn tiếp cận vốn ODA ưu đãi như trước nữa.

3-Đại diện Bộ Tài chính cũng cho hay, trong khoản 15 tỷ USD vốn ODA dành cho địa Phương:

+ Có tới 92,2% là cấp phát và chỉ 7,8% là khoản cho vay lại.

+ Để khắc phục tình trạng vốn ODA như "cho không" các địa phương, sắp tới Bộ Tài chính sẽ chia các địa phương thành 5 nhóm với tỷ lệ vay lại ODA và được cấp phát rõ ràng.

+ Cụ thể, sẽ có 3 nhóm các địa phương còn khó khăn, phải nhận trợ cấp của Nhà nước và 2 nhóm các nơi có thể điều tiết lại ngân sách Nhà nước.

- Các tỉnh khó khăn nhất theo ông Long sẽ được áp dụng tỷ lệ vay lại vốn ODA chỉ là 10% và vẫn cấp phát khoảng 90%.

- Một số địa phương khác "khá hơn" sẽ có tỷ lệ vay lại khoảng 20-30%.

-Với địa phương dồi dào hơn thì có thể áp dụng cơ chế 50-50, tức là Nhà nước hỗ trợ 50%, địa phương tự vay lại 50%.

- Riêng với Hà Nội, Sài Gòn dự kiến sẽ áp dụng tỷ lệ 80-20, đồng nghĩa Nhà nước hỗ trợ 20%, địa phương tự vay lại 80%.

OTHER NEWS

Read more

Giáo sư Phạm Văn Thuyết là một chuyên viên của Ngân hàng thế giới, đã từng làm việc ở nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam, và ông đã tham gia vào các kế hoạch khác nhau để giúp đỡ các quốc gia đang phát triển, hoặc chuyển mô hình phát triển kinh tế […]

Read more