TẦM NHÌN "ĐỊA-VĂN-CHÍNH-CÔNG-KINH"
QUYẾT ĐỊNH THÀNH CÔNG

I FORESEE TO WIN
NOTHING IS PERMANENT EXCEPT CHANGE

Với mức chi phí vay mượn lên đến gần 5%/năm thì các ngân hàng đang phải vay của nhau với chi phí đắt hơn cả lãi suất nhiều ngân hàng đang huy động từ dân cư và doanh nghiệp ở các kỳ hạn 1 tháng đến 3 tháng. Còn so với cùng kỳ hạn, phí ngân hàng vay mượn lẫn nhau đắt hơn tới   từ 5 đến 25 lần vay của dân (lãi suất tiền gửi dưới 1 tháng hiện từ 0,2% đến 1%/năm).

Vì sao lại có hiện tượng này?

Câu trả lời không gì khác là áp lực thanh khoản.

1-Mục tiêu lạm phát năm 2016 là không được vượt quá 5% trong khi 11 tháng đã lên đến 4,5% nên NHNN không còn dư địa nhiều để tạo thanh khoản dồi dào trên thị trường 2 như trước nữa bởi lo ngại lạm phát sẽ tăng mạnh trong tháng cuối năm.

2-Hơn nữa, lúc này nếu NHNN tăng cung tiền đồng nghĩa với việc sẽ gây áp lực lên tỷ giá USD/VNĐ trong điều kiện Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) vừa tăng lãi suất.

3-Tuy đẩy mạnh thanh khoản và cung tiền sẽ giúp lãi suất hạ nhiệt nhưng lại vướng lạm phát và tỷ giá USD/VNĐ nên cùng một lúc, NHNN không thể nào hoàn hảo được cả 3 “mục tiêu lý tưởng” nói trên.

4-Nguyên nhân thứ 3, thanh khoản thị trường 1 căng thẳng trong những ngày qua, theo TS. Bùi Quang Tín, còn một phần do nhiều người chuyển từ tiền Đồng sang mua USD và vàng để đầu cơ. Dấu hiệu rõ về đầu cơ vàng thể hiện giá vàng miếng trong nước đang cao hơn vàng thế giới trên dưới 5 triệu đồng/lượng, và giá USD trên thị trường tự do thì cao hơn nhiều so với giá USD niêm yết ở ngân hàng (hiện USD ngân hàng quanh 22.790 đồng trong khi ngoài tự do USD lên hơn 23.300 đồng, mức chênh nhau vài trăm đồng cũng đã xuất hiện khoảng gần 1 tháng trở lại đây).

OTHER NEWS

PS: HÀNG QUÁ DATE MÀ ĐÒI BÁN KHÔNG LỖ??HEHE… Nghị quyết 42 đã cho phép VAMC quyền thu giữ tài sản, bán đấu giá công khai theo giá thị trường và thu hồi nợ. Thực tế chứng minh quyền thì có, nhưng thực hiện được không và thực hiện ra sao cho thấu tình, đạt […]

Read more
Read more