TẦM NHÌN "ĐỊA-VĂN-CHÍNH-CÔNG-KINH"
QUYẾT ĐỊNH THÀNH CÔNG

I FORESEE TO WIN
NOTHING IS PERMANENT EXCEPT CHANGE

Cũng trong 30 năm- được coi như một thế hệ- Nhật Bản từ nước bại trận vươn lên nền kinh tế thứ nhì thế giới, Hàn Quốc từ quốc gia đi làm thuê trở thành những ông chủ với nhiều công ty có tính toàn cầu, Singapore từ thế giới thứ ba bước vào hàng các nước phát triển, nhiều nước Đông Á trở thành những “con rồng nhỏ”.

Có sự cấu kết giữa nhóm đặc quyền kinh tế và nhóm đặc quyền chính trị, người kinh doanh cũng đầu tư vào quyền lực và người có quyền lực kinh doanh, làm giàu, họ cùng nhau "trấn lột mềm”, thâu tóm của cải và quyền lực chính trị...- ông Lê Doãn Hợp, Chủ tịch Hội Truyền thông số Việt Nam cảnh báo.

Mặc dù có những thành tựu đáng tự hào trong suốt 3 thập kỷ  vừa qua, nhưng rõ ràng là chúng ta vẫn đang bị  các nước phát triển hơn bỏ  lại phía sau và ngày càng nới rộng khoảng cách. Việt Nam cũng đang bị bỏ lại phía sau các bảng xếp hạng toàn cầu trong phần lớn các tiêu chí phát triển. Năm 1990, khoảng cách Việt Nam so với trung bình thế giới khoảng 4.000USD, thì sau hơn 20 năm, khi GDP bình quân của Việt Nam đạt 2.000 USD thì GDP bình quân thế  giới đã vượt 10.000 USD, khoảng  cách phát triển  đã lên  gấp 2 lần. Về giáo dục: theo  chỉ  số  Human  Development, Việt  Nam  đứng  hàng  121/187, có nghĩa là dưới  trung bình. Về y tế: theo chỉ  số  y tế, sức khoẻ, Việt Nam đứng hàng 160 trên 190 quốc gia. Trong khi đó, theo  chỉ  số  tham  nhũng  mới  nhất  của  tổ  chức  Transparency International,  Việt  Nam  đứng  hàng  116/177  có  nghĩa  là  thuộc  nhóm 1/4  quốc  gia  cuối bảng.

 

OTHER NEWS

(BizLIVE) – Khắp châu Á, giá cả tiêu dùng đang hạ nhiệt khi chi phí dầu mỏ và các hàng hóa như gạo, đậu nành và đường giảm mạnh. Mặc dù giá cả giảm một phần là do nguồn cung dồi dào nhưng tốc độ tăng trưởng chậm lại ở Trung Quốc cũng tác động […]

Read more

https://toithichdoc.blogspot.com/2019/06/vingroup-hanh-trinh-e-en-cho-sup-o.html

Read more