TẦM NHÌN "ĐỊA-VĂN-CHÍNH-CÔNG-KINH"
QUYẾT ĐỊNH THÀNH CÔNG

I FORESEE TO WIN
NOTHING IS PERMANENT EXCEPT CHANGE

Mặc dù nguồn vốn ODA chỉ chiếm khoảng 4% GDP, song lại chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng nguồn đầu tư từ ngân sách nhà nước (bình quân chiếm khoảng 15-17%). 

Nguồn vốn vay ODA đã lên đến con số khoảng 72 tỷ USD trong vòng 20 năm qua, một cách trực tiếp, đã góp phần đẩy nợ công tại Việt Nam rơi vào mức kém an toàn, không thể tính chính xác quy mô cũng như khả năng trả nợ, như lo ngại của nhiều người trong giới chuyên gia.

Giai đoạn 2016-2020 và tầm nhìn đến năm 2030, nhu cầu vốn là rất lớn, song nợ công và thâm hụt ngân sách lại ngày càng tăng, nguồn vốn ODA đang thu hẹp, điều kiện vay chặt chẽ hơn và mức độ ưu đãi giảm dần. Việt Nam cần ứng xử thế nào với ODA để có thể tận dụng tốt nhất nguồn vốn này mà không để lại gánh nặng nợ nần cho đời sau, đang là một thách thức lớn.

Bài học từ Hàn Quốc, một quốc gia có được sự chuyển mình kỳ diệu, đi lên từ chỗ chỉ là một đất nước kém phát triển, mà GS. Kim Eun Mee, Trưởng khoa Sau đại học ngành Quốc tế học, Đại học Ewha Womans (Hàn Quốc) nhắc đến đối với Việt Nam, là ngay cả trong thời kỳ kém phát triển trước đây, Hàn Quốc cũng không đặt mục tiêu thu hút ODA càng nhiều càng tốt.

Trong 50 năm (1945 - 1995) là giai đoạn khó khăn nhất của quốc gia này, vốn ODA Hàn Quốc tiếp nhận chỉ khoảng 12,8 tỷ USD.

OTHER NEWS

Theo phân tích của Tiến sĩ Vũ Quang Việt, nợ của khoảng 3.200 DNNN theo điều tra của Tổng cục Thống kê năm 2014 là 4,9 triệu tỷ đồng (231 tỷ USD), gấp nhiều lần con số 1,5 triệu tỷ đồng mà Bộ Tài chính đưa ra chỉ cho một số tập đoàn và công […]

Read more

Theo thông tin mới đây, ngày 11/3, Tổng giám đốc PVTex Đào Văn Ngọc đã ra thông báo: PVTex tạm thời giữ lại phục vụ các công việc cần thiết trong giai đoạn dừng nhà máy tối đa là 254 người. Đồng thời lên danh sách các cán bộ nhân viên sẽ tạm hoãn thực […]

Read more