TẦM NHÌN "ĐỊA-VĂN-CHÍNH-CÔNG-KINH"
QUYẾT ĐỊNH THÀNH CÔNG

I FORESEE TO WIN
NOTHING IS PERMANENT EXCEPT CHANGE

PS: ĐỪNG NÓI….DẠI NHÉ! (CHINA CHỈ SUY TRẦM THÔI ĐÃ MỆT LẮM RỒI!)

1-Vấn đề đặt ra với Trung Quốc hiện nay là liệu nó có thể duy trì ổn định bên trong và đóng góp vào sự ổn định của nền kinh tế toàn cầu hay không.

+ Giống như nhiều phép màu kinh tế trước kia – mà Nhật Bản là một ví dụ – Trung Quốc từng trải qua giai đoạn tưởng như không thể bị chặn lại.

+ Nền kinh tế tăng trưởng ở mức gần như không thể tưởng tượng nổi: khoảng 10%/năm.

+ Dường như không một trở ngại nào khiến nó không thể vượt qua.

+ Sau cuộc khủng hoảng tài chính 2008-2009, Trung Quốc áp dụng gói kích thích kinh tế khổng lồ tương đương khoảng 13% GDP.

+ Tăng trưởng lại tiếp tục như trước, và các nhà lãnh đạo Trung Quốc được ca tụng rộng rãi.

2-Giờ thì hoá ra là Trung Quốc – giống như Nhật Bản – không phải là bất khả sai lầm.

+ Quả thực, sau khi đã tính đến những khác biệt về bối cảnh lịch sử, cả Trung Quốc lẫn Nhật Bản dường như đều phạm phải những sai lầm giống nhau.

+ Nhật Bản từng dựa vào hoạt động xuất khẩu và đầu tư cho đến khi mức tỷ giá đồng nội tệ lên cao vào giữa thập niên 1980 làm suy yếu khả năng cạnh tranh về giá của các sản phẩm xuất khẩu “made in Japan”. + Chính phủ Nhật bèn áp dụng chính sách tiền tệ nới lỏng, dẫn đến hiện tượng bong bóng trong lĩnh vực bất động sản và giá cổ phiếu.

+ Tương tự, Trung Quốc từng thúc đẩy tăng trưởng dựa vào xuất khẩu và, khi khủng hoảng tài chính khiến hoạt động thương mại trì trệ, chuyển sang chính sách tăng trưởng tín dùng ồ ạt để tài trợ cho các dự án hạ tầng và đầu tư nhiều hơn vào ngành công nghiệp nặng.

OTHER NEWS

Read more

Trung Quốc ngày 5/7/2015 cảnh báo công dân của mình khi đi du lịch ở Thổ Nhĩ Kỳ, phải cẩn thận trước các cuộc biểu tình chống Bắc Kinh. Lý do một số du khách Trung Quốc gần đây đã bị “hành hung và sách nhiễu”.

Read more