1-Phóng viên Báo Hải quan đã phỏng vấn chuyên gia kinh tế lĩnh vực thống kê, ông Bùi Trinh xung quanh câu chuyện nhập siêu. Theo vị chuyên gia này, nhập siêu của Việt Nam là do cấu trúc kinh tế lệch lạc, quá chú trọng vào công nghiệp chế biến - nơi mà hầu hết là gia công, lắp ráp.
+ Nhiều người khi thấy xuất siêu cho là thành tích và khi nhập siêu cũng tìm ra lý do để mừng và cho là “tích cực”. Tôi không nghĩ như vậy!
+Trên thực tế, việc xuất siêu cũng chẳng đáng mừng vì xuất siêu cơ bản do khu vực FDI mang lại:
- Năm 2014, XK của khu vực FDI chiếm 68% tổng giá trị XK và
- Trong 6 tháng đầu năm 2015 tuy nhập siêu nhưng XK của FDI chiếm trong tổng kim ngạch XK lên đến 71%. + Nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế nặng gia công nên nói NK nhiều là sản xuất tích cực cũng không sai nhưng phần Việt Nam nhận được trong chuỗi giá trị của sản phẩm là rất thấp (chỉ là phần gia công).
+ Ngoài ra, việc nền kinh tế hầu như không có sản phẩm hỗ trợ nên nếu muốn sản xuất thì phải nhập nguyên vật liệu và máy móc thiết bị.
+ Các sản phẩm mang mác nhãn Việt Nam nhưng cấu thành lên nó hầu hết từ nước ngoài, cái phần Việt Nam chỉ là sức lao động kết tinh trong đó;
2-DN FDI tại Việt Nam đang đóng góp nhiều vào nhập siêu. Điều này cho thấy, họ đang khai thác tận dụng thị trường và lợi thế giá rẻ của Việt Nam để phát triển. Tuy nhiên, về dài hạn, khu vực này sẽ không tăng trưởng bền vững. Phải chăng, nhập siêu của Việt Nam sẽ khó có thể cải thiện?
+ Nếu chỉ tính đến vấn đề XNK hoặc xuất siêu hay nhập siêu mà không tính đến các vấn đề cơ bản khác thì khu vực FDI là có công trong vấn đề này.
+ Vấn đề nhập siêu của Việt Nam theo tôi nếu không có khu vực FDI thì sẽ còn nhiều nữa.