TẦM NHÌN "ĐỊA-VĂN-CHÍNH-CÔNG-KINH"
QUYẾT ĐỊNH THÀNH CÔNG

I FORESEE TO WIN
NOTHING IS PERMANENT EXCEPT CHANGE

1-Theo TS Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương:

+ Thương mại hay đầu tư chỉ là tác động bề nổi;

+ Mà quan trọng hơn là tác động cải cách thể chế, làm thay đổi bề sâu của nền kinh tế Việt Nam.

+ Những đặc quyền, đặc lợi của DNNN sẽ buộc phải theo kinh tế thị trường, buộc phải thay đổi.

+ DNNN sẽ phải minh bạch về quản trị, tài chính... từ đó là thay đổi cách thức quản lý khu vực này.

+ Việc hoạch định chính sách và giám sát thị trường của Nhà nước cũng phải thay đổi, một bộ sẽ không thể làm 3-4 chức năng được;

+ Việt Nam cần nhìn nhận vào TPP như một cơ hội để thay đổi luật lệ chơi.

2- TS Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu và phát triển (Đại học Kinh tế Hà Nội):

Trước đây, Việt Nam gia nhập WTO đã từng nhận được rất nhiều kỳ vọng:

+ Xuất khẩu và đầu tư nước ngoài tăng trưởng mạnh mẽ, nhưng nguồn vốn lớn ồ ạt đổ vào Việt Nam lại đi kèm với chính sách tiền tệ thiếu kinh nghiệm đã góp phần thổi phồng bong bóng BĐS, và khiến lạm phát tăng mạnh lên hai chữ số trở lại những năm 2008-2011;

+ Việt Nam phụ thuộc lớn vào nhập khẩu và đầu tư nước ngoài và giai đoạn hậu WTO đã bộc lộ rõ các yếu kém nội tại kéo dài.

+  Đó là một hồi chuông cảnh bảo, Việt Nam không nên quá tự mãn với việc ký kết như vậy, kể cả những FTA đầy hứa hẹn như TPP, hay ở mức độ thấp hơn như AEC;

3- Bà Phùng Thị Lan Phương, Trưởng phòng FTAs, Trung tâm WTO, bày tỏ:

+ Cảm giác vẫn lo nhiều hơn.

+ Tôi tiếp xúc với DN, họ hầu như không biết gì mấy, cũng không kỳ vọng gì ở TPP mà chỉ có lo thôi.

+ Vì họ chủ yếu là sản xuất nhỏ lẻ, họ lo thị trường nội địa.

+ Việt Nam có ít các DN lớn.

+ Trước đây, VCCI từng công bố chỉ có 30% hàng hoá xuất khẩu đáp ứng tiêu chuẩn hưởng ưu đãi thuế trong các FTA

+ Vì vậy, câu chuyện ở đây là nguồn nguyên liệu. Nếu không đáp ứng nguồn nguyên liệu thì các cam kết sẽ bị bỏ phí;

+ Những DN xuất khẩu nhiều phần lớn là thuộc về FDI. Vì vậy, lợi ích từ các FTA chủ yếu là cho FDI.

OTHER NEWS